Tớ từng chọc phá
cậu, từng làm cho cậu
buồn bã và khổ sở về
bản thân mình…
nhưng tất cả chỉ vì tớ
thích cậu, rất rất
thích cậu...
Tôi đặt dấu chấm cuối
cùng của bài toán lên
bảng, bình thản trở
về chỗ ngồi. Tiếng
thầy vang lên khe
khẽ cùng câu khen
ngợi: “10 điểm, em
rất giỏi, Len ạ”. Một
cái cười mỉm, tôi
hướng mắ
t nhìn phía thầy và
đưa tay làm kí hiệu
cảm ơn.
Bước về chỗ ngồi với
một niềm vui lâng
lâng đầy kiêu hãnh,
tôi thấy Quân nhìn tôi,
ngón cái giơ lên chúc
mừng hết sức hân
hoan, tôi cũng làm lại
y chang với cậu ấy, vì
đã tới lượt Quân lên
bảng. Thấp hơn tôi
hai điểm, Quân chỉ
được con tám với bài
toán tương tự. Mang
vở về bàn giúp tôi,
cậu ấy nháy mắt:
“Chè nhá cô
nương”. Tôi gật đầu.
Một tai nạn không
đáng có hồi cấp hai
đã khiến tôi mất hoàn
toàn khả năng nói.
Khoảnh khắc xuất
viện về nhà, nhìn
thấy bố mẹ đang ngồi
ở phòng khách, đôi
mắt thất thần, tôi
biết, thế giới xung
quanh mình sẽ sụp
đổ. Sau khi tôi ra đời,
mẹ mất khả năng
sinh con. Và có lẽ, vì
tình yêu của bố mẹ
quá lớn, cho nên dù là
con trai cả, bố vẫn
kiên quyết phản đối
yêu cầu sinh con bên
ngoài của ông bà nội.
Gia đình tôi bắt đầu
sống độc lập, không
phụ thuộc hay có bất
kì một ràng buộc gì
với họ hàng bên nội
nữa. Chúng tôi sống
yêu thương nhau,
chan hòa những ngày
hạnh phúc…Bố xoa
đầu tôi buổi sáng
trước lúc ngồi vào
bàn ăn, người rán ốp
la cho tôi vào những
ngày mẹ đi công tác,
và nhét thêm tiền
vào túi tôi với vẻ
mặt hối lỗi khi không
thể chuẩn bị cho tôi
một bữa trưa ở lại
trường chu tất. Cuối
tuần, tôi ngồi giữa,
sau lưng là mẹ, bố
cầm lái chở nhau
vòng vèo các con phố
ở ngoại thành. Mẹ
không bao giờ có một
lời cáu gắt với tôi, dù
tôi bị điểm kém, hay
đánh nhau với bạn bị
cô giáo gọi về nhà
thông báo. Bàn tay
mẹ vuốt tóc tôi mỗi
sáng thức dậy thật
dịu dàng… Khoảnh
khắc hạnh phúc đó tôi
cứ tưởng sẽ kéo dài
mãi, như sợi dây
băng cat-set tôi hay
kéo lê trên đường
làng ngày nhỏ, chấp
chới và lấp lóa những
vui tươi… nhưng tới
khi tôi gặp tai nạn, tất
cả mọi thứ bắt đầu
dần tan biến, cứ như
giấc mơ vừa bị chạm
tay khẽ khàng…
Mẹ kiên quyết không
cho tôi chuyển sang
trường học dành cho
trẻ em khuyết tật. Bố
và mẹ cãi nhau, đó là
lần đầu tiên tôi thấy
bố giận dữ. Mặt
người đỏ gay và ánh
mắt ngầu lửa. Cuối
ngày, mẹ vào phòng
tôi ngủ, bà ôm tôi
khóc lặng lẽ từ đằng
sau, còn tôi, lúc ấy đã
14 tuổi, ôm siết lấy
tay mẹ, sụt sịt âm
thầm trong những
Quân ghét tôi, ngày
đó, tôi chỉ có thể cảm
nhận được như thế.
Cậu ta trêu chọc, giật
tóc, vớt mũ tôi, bắt
giun đất bỏ và ngăn
bàn tôi mọi lúc có thể.
Cậu ta chế lại những
ngôn ngữ tay của tôi,
và giả điệu bộ ú ớ
không thành lời…
Tiếng cười rộ của bạn
bè vang lên xung
quanh. Chuyện tới tai
mẹ, và bà lại ôm tôi
khóc, hỏi tôi có muốn
chuyển trường
không. Tôi lắc đầu,
nhìn mẹ ngơ ngác. Tại
sao tôi phải chuyển
trường, tại sao tôi
phải chạy trốn bọn bá
vơ đó. Tôi không cần
phải như vậy. Nhất là
khi, thỉnh thoảng,
buổi tối bố về nhà với
một vẻ say mèm, lè
nhè: “ Có mỗi đứa
con, mà giờ đổ ra
như thế này đây, nhà
này đại họa rồi.” và
ông ngã vật xuống
sàn nhà. Lúc giúp mẹ
lau mặt, đỡ bố về
phòng, tôi bắt đầu
thấm thía nhận ra sự
bơ vơ của mình. Giờ
đây, tôi chỉ còn mỗi
mình mẹ làm chỗ
dựa… và tôi không
thể để cho bà buồn
khổ cũng như đau xót
thay cho mình. Chính
vì thế, tôi phải tự đau
xót cho mình, và bảo
vệ cho mẹ.
Sự trêu chọc của
Quân giống như một
con muỗi bay qua tôi,
vo ve đầy thái độ
khinh khỉnh. Và tôi
phớt lờ. Tôi mặc kệ
cậu ta với kiểu châm
chích xúc phạm. Tôi
lướt ngang qua Quân,
cổ ngẩn cao kiêu
hãnh. Tôi xung phong
làm tất cả những bài
tập mà các bạn trong
lớp không làm được.
Tôi gạch những phép
tình rành rọt, những
dòng chữ rõ ràng
mạch lạc lên bảng.
Các bài kiểm tra của
tôi điểm luôn cao
ngất ngưỡng. Tôi
trao đổi với người
khác bằng khả năng
viết tốc kí vào giấy
nhanh đến kì diệu. Có
đôi khi, Quân bị giáo
viên mắng vì kiểu lơ
là học hành tưng
tửng của cậu ta, tôi
liền quay xuống, mắt